Native token là một tính năng mới cho phép giao dịch đa tài sản trên Cardano. Người dùng có thể giao dịch với ada và số lượng token không giới hạn do người dùng tạo ra (tùy chỉnh) theo token gốc.

Token gốc mang lại những lợi thế rõ rệt cho các nhà phát triển: chẳng hạn như không cần tạo hợp đồng thông minh để xử lý các token tùy chỉnh, giúp loại bỏ layer phức tạp bổ sung và khả năng xảy ra lỗi thủ công vì sổ cái xử lý tất cả các chức năng liên quan đến token.

Tính năng token gốc là mở rộng cơ sở hạ tầng thanh toán hiện có được xác định trong mô hình sổ cái (chỉ để xử lý các giao dịch Ada) để phù hợp với các giao dịch sử dụng đa tài sản. Những tài sản này bao gồm ada và nhiều loại token tùy chỉnh do người dùng tạo ra.

Đọc thêm về token gốc và cách chúng so sánh ADA và ERC20 và xem video giải thích về token gốc của chúng tôi.

Duyệt qua các token gốc được tạo trên Cardano blockchain và xem các giao dịch của chúng trong một bảng điều khiển tương tác cho phép lọc và tìm kiếm: nativetokens.da.iogservices.io.

Sổ cái tài sản đơn lẻ

Sổ cái tiền điện tử theo dõi chính xác một loại tài sản được gọi là single-asset (tài sản đơn).

Hỗ trợ đa tài sản (MA)

Một blockchain, sổ cái hoặc tiền điện tử được cho là có hỗ trợ đa tài sản (MA) khi mạng hoặc sổ cái hỗ trợ theo dõi chuyển nhượng và sở hữu các loại tài sản khác nhau trên sổ cái của nó. Trong môi trường Cardano, chức năng này được cung cấp bởi tính năng token gốc.

Tính năng này mở rộng cơ sở hạ tầng thanh toán hiện có được xác định trong mô hình sổ cái, được thiết kế để xử lý các giao dịch chỉ dành cho ada, để đáp ứng các giao dịch sử dụng đồng thời nhiều loại tài sản. Những tài sản này bao gồm ada và nhiều loại token tùy chỉnh do người dùng tạo ra.

Đa tài sản native và đa tài sản non-native

Một số sổ cái tiền điện tử có hỗ trợ tích hợp để theo dõi quyền sở hữu và chuyển nhượng nhiều loại tài sản. Loại hỗ trợ MA này được gọi là native (tự nhiên). Chức năng MA của Cardano là native (tự nhiên).

Nếu một nền tảng (flatform) tiền điện tử có chức năng hợp đồng thông minh đủ mạnh, thì có thể theo dõi các tài sản mà không có hỗ trợ ghi chép của sổ cái. Điều này được thực hiện bằng giải pháp layer-2 được xây dựng bằng cách sử dụng hợp đồng thông minh. Loại hỗ trợ MA này là non-native (không phải là tự nhiên).

Tài sản và Token

Tài sản

Tài sản là một đối tượng đại diện cho giá trị trên blockchain. Những đối tượng này có thể là nhiều thứ khác nhau, chẳng hạn như tài sản kỹ thuật số như ada, vai trò, thông tin xác thực hoặc số lượng hàng hóa.

Thuật ngữ tài sản có thể đề cập đến một trong hai:

  • Định danh của một lớp đối tượng, chẳng hạn như “ada” hoặc “couttscoins”; hoặc
  • Một số lượng cụ thể của một đối tượng cụ thể, chẳng hạn như “100 lovelace”, “24 couttscoins”, “ngôi nhà này” hoặc “10 tấn cà phê này”

Một tài sản được định danh duy nhất bởi một ID tài sản, đây là một cặp của cả policy IDtên tài sản. Điều quan trọng cần lưu ý là mặc dù ada có thể hoạt động như một tài sản nhưng nó không được thể hiện bằng cách sử dụng policy ID rõ ràng.

Các token có cùng một ID tài sản có thuộc tính có thể thay thế được với nhau và không thể thay thế được với các token có ID tài sản khác. ID tài sản là số nhận dạng duy nhất cho tập hợp các token có thể thay thế.

  • PolicyID mã nhận dạng duy nhất được liên kết với chính sách minting. Chúng ta hãy xem xét hai ví dụ policyID: NFLPlayerCardsPolicyID RushConcertPolicyID. ID được tính bằng cách áp dụng một hàm băm cho chính chính sách và do đó là một chuỗi các chữ cái và số. Ví dụ:
NFLPlayerCardsPolicyID = e0d123e5f316bef7
  • Tên tài sản – thuộc tính (bất biến) của tài sản được sử dụng để phân biệt các tài sản khác nhau trong cùng một chính sách. Không giống như policy ID, tên tài sản không đề cập đến bất kỳ code hoặc tập hợp quy tắc nào và có thể là các từ thông dụng, chẳng hạn như ‘tickets’ hoặc ‘VIPTickets’. Tuy nhiên, chính sách theo đó phạm vi tài sản có thể chỉ định một số ràng buộc đối với tên tài sản hợp lệ.

Các chính sách khác nhau có thể sử dụng cùng một tên tài sản cho các token khác nhau. Ví dụ:

FAKERushConcertPolicyID {  (Tickets, 500),
                           (VIPTickets, 50)}

Gói token chứa các tên tài sản TicketsVIPTickets, nhưng chúng không thể thay thế được với các RushConcertPolicyID ticket đã được xác định trong một gói token khác, vì chúng được áp dụng theo các chính sách khác nhau.

Token

Token là một thuật ngữ ngắn gọn của “asset token”, là đại diện trên chuỗi (on-chain) của một tài sản và đơn vị thanh toán cơ bản của nó. Ví dụ, một token có thể đại diện cho một ada, một ngôi nhà hoặc giá trị của mười tấn cà phê.

Tiền tệ

Tiền tệ là một phương tiện trao đổi hàng hóa và dịch vụ thường được dùng để chỉ một đơn vị thanh toán. Cardano hỗ trợ các loại tiền tệ như adatoken gốc, hoạt động tương tự trong mạng lưới.

Tuy nhiên, adađơn vị tiền tệ cơ bản, tại thời điểm này, được chấp nhận như một khoản thanh toán phí, để gửi tiền và cũng là đơn vị tiền tệ duy nhất mà phần thưởng được phân phối. Thuộc tính này của ada (và không có loại tài sản nào khác) là do việc xây dựng giao thức đồng thuận.

Các token gốc đại diện cho một số giá trị và hoạt động như một đơn vị kế toán, có thể được sử dụng để thanh toán, giao dịch và có thể được gửi đến một địa chỉ sàn giao dịch. Native có nghĩa là những token này được hỗ trợ bởi sổ cái thanh toán Cardano mà không cần thêm hợp đồng thông minh, vì sổ cái có tính năng hỗ trợ tích hợp để theo dõi quyền sở hữu và chuyển nhượng nhiều loại tài sản.

Cả ada token và các token gốc đều giữ giá trị và hoạt động như một đơn vị thanh toán và giao dịch, nhưng chỉ ada được sử dụng cho phí và phần thưởng, trong khi chỉ có token gốc mới có thể được tùy chỉnh.

Sử dụng ada cho các hoạt động quản trị

Ada là đơn vị tiền tệ chính của Cardano. Điều cần thiết là phải giữ ada (bên cạnh các loại tiền tệ khác) để giao dịch token đa tài sản với các địa chỉ, vì mỗi địa chỉ phải có giá trị ada tối thiểu (min-ada-value, hiện được đặt ở 1 ada).

Do thiết kế này, những điều sau được áp dụng:

  1. Không thể tạo đầu ra chỉ chứa các token tùy chỉnh.
  2. Số lượng từng loại token ở đầu ra không ảnh hưởng đến min-ada-value của đầu ra, nhưng số lượng các loại token có trong đầu ra sẽ làm tăng min-ada-value. (lý do cho điều này là tên và policy ID của mỗi loại token chiếm thêm không gian trong đầu ra.)
  3. Việc gửi token tùy chỉnh đến một địa chỉ luôn bao gồm việc gửi min-ada-value của ada đến địa chỉ có cùng token tùy chỉnh (bằng cách bao gồm ADA trong cùng một đầu ra). Nếu địa chỉ không thể sử dụng được bởi người dùng đang gửi token, thì ada được gửi cùng với token không còn thuộc về người gửi.

Lưu ý: Trước khi chuyển các token tùy chỉnh, người dùng có thể chọn sử dụng giao tiếp off-chain để thương lượng xem ai cung cấp ada để bao gồm min-ada-value trong đầu ra do giao dịch chuyển nhượng thực hiện.

4. Để khôi phục ada được lưu trữ cùng với token tùy chỉnh trong đầu ra O, người dùng phải:

  • Sử dụng đầu ra O và đốt các token tùy chỉnh được lưu trữ trong đó
  • Sử dụng một đầu ra O và một đầu ra Ovà hợp nhất các token trong đó với cùng tập hợp các loại token tùy chỉnh được lưu trữ trong một đầu ra khác (được chi tiêu trong cùng một giao dịch)

Ví dụ: (CryptoDoggiesPolicy, poodle, 1) có trong O có thể được hợp nhất với (CryptoDoggiesPolicy, poodle, 3) trong O ‘, với tổng số (CryptoDoggiesPolicy, poodle, 4) trong một đầu ra mới được thực hiện bởi giao dịch hợp nhất.

5.Việc chia nhỏ các token tùy chỉnh thành nhiều đầu ra hơn chúng có trước khi  giao dịch được xử lý yêu cầu tổng số ada nhiều hơn để bao gồm min-ada-value,  vì một số ada phải được kèm theo trong mỗi đầu ra.

Gói token

Gói token là một tập hợp các token không đồng nhất (‘hỗn hợp’). Bất kỳ token nào cũng có thể được nhóm lại với nhau. Gói token là một  tiêu chuẩn – và duy nhất – để đại diện và lưu trữ tài sản trên cardano blockchain.

Gói token tổ chức các token thành một loại data structure cụ thể (xem ví dụ và giải thích bên dưới), để xem các token nào có thể thay thế được với các token khác tuân theo tổ chức này một cách rõ ràng.

Trong các phiên bản trước của sổ cái Cardano, số tiền ada được chỉ định trong giao dịch và kết quả đầu ra UTxO. Với sự ra đời của hỗ trợ đa tài sản (MA), những tài sản này đã được mở rộng với các gói token, có thể chỉ định số lượng ada cùng với số lượng tài sản khác trong một đầu ra duy nhất.

Các gói token được chứa trong các đầu ra và trường đúc (mint) của các giao dịch và các kết quả đầu ra trong bộ UTxO được sổ cái theo dõi. Lưu ý rằng các trường nhất định của giao dịch vẫn phải chỉ định rõ ràng tài sản ada, chẳng hạn như trường chi phí.

Ví dụ về gói token

Đây là một ví dụ về gói token , hãy gọi nó là TB_Example:

{
NFLPlayerCardsPolicyID {(SomeNFLPlayerCard, 1), 
                        (SomeOtherNFLPlayerCard, 1),
                        (YetAnotherNFLPlayerCard, 1)}


RushConcertPolicyID {(Tickets, 500),
                     (VIPTickets, 50)}
}

Các gói token được lưu trữ như thế nào và ở đâu?

Có thể tìm thấy các gói token :

  1. Trường đúc của một giao dịch, nó cho biết rằng giao dịch đang tạo các token trong gói.
  2. Trong đầu ra của một giao dịch hoặc đầu ra trong UTXO hiện tại được sổ cái theo dõi, cùng với địa chỉ của đầu ra, ví dụ: Multi { MyAddress, value: TB_Example }

Tách và kết hợp các gói token

Các giao dịch có thể tự ý chia nhỏ và kết hợp các gói token thành các gói khác nhau. Ví dụ: chúng ta có thể chia gói  TB_Example thành  hai:

TB_Example_Part1:

NFLPlayerCardsPolicyID {(SomeNFLPlayerCard, 1)}


RushConcertPolicyID {(Tickets, 200),
                     (VIPTickets, 20)}

TB_Example_Part2:

NFLPlayerCardsPolicyID {(SomeOtherNFLPlayerCard, 1),
                        (YetAnotherNFLPlayerCard, 1)}
 
RushConcertPolicyID {(Tickets, 300),
                     (VIPTickets, 30)}

So sánh native token với ERC20 token

ERC20 là một tiêu chuẩn Ethereum token, được sử dụng rộng rãi cho mục đích phát hành các token trên các platform (nền tảng) khác nhau hiện nay. Điểm đặc biệt của loại token này nằm ở chỗ nó có thể đại diện cho giá trị và phục vụ cho các mục đích như thanh toán, chuyển giá trị, sàn giao dịch, phần thưởng hoặc khuyến khích, quyền truy cập vào các dịch vụ và sản phẩm, đại diện cho quyền biểu quyết, v.v. Ngoài ra, các token này có thể giữ cả các tính năng tiện ích và bảo mật, mở ra một loạt các trường hợp sử dụng có thể cho các doanh nghiệp, trình ứng dụng và các công ty.

Trong Cardano, người dùng có thể tạo token gốc phục vụ các mục đích nêu trên và ngoài ra, có thể tạo unique asset tài sản duy nhất (không thể thay thế) đại diện cho nhiều giá trị như bất động sản hoặc quyền trí tuệ, ví dụ (trong Ethereum, chức năng này yêu cầu một tiêu chuẩn riêng biệt, ERC721).

Không giống như ERC20 token, việc theo dõi và hạch toán token gốc được hỗ trợ bởi sổ cái natively – nguyên bản (ERC20 token yêu cầu hợp đồng thông minh để đạt được điều tương tự). Một lợi ích quan trọng của việc sử dụng token gốc là chúng không yêu cầu hợp đồng thông minh giao dịch giá trị của chúng và có thể được giao dịch cùng với các loại token khác. Ngoài ra, không giống như ERC20, token gốc không yêu cầu phí giao dịch đặc biệt hoặc xử lý logic các sự kiện bổ sung để theo dõi các giao dịch.

Một ưu điểm khác của token gốc so với ERC20 là tính bảo mật. Các ERC20 token đã được chứng minh là dễ bị tổn thương trước một loạt các vấn đề bảo mật. Điều này được tạo bởi thực tế là việc tạo ERC20 token yêu cầu sửa đổi thủ công dựa trên tiêu chuẩn hợp đồng, điều này có thể dẫn đến lỗi và các lỗi có thể xảy ra. Việc tạo và giao dịch các token gốc có khả năng loại bỏ lỗi xảy ra của con người, vì bản thân sổ cái xử lý các token logic . Ngoài ra, các lỗ hổng over-flow và under-flow cho ERC20 được loại bỏ đối với token gốc, vì ngôn ngữ tập lệnh của Cardano không có số nguyên kích thước cố định và bản thân sổ cái (chứ không phải code người dùng ERC20) theo dõi chuyển động của token.

Minting policy (chính sách minting)

Tổng quát

Chính sách minting là tập hợp các quy tắc chi phối việc mint (đúc) burn (đốt) tài sản trong phạm vi chính sách đó. Một trong điểm của chính sách minting là chỉ định các điều kiện mà theo đó các token được đúc (hoặc đốt). Ví dụ: các quy tắc có thể chỉ định ai có quyền kiểm soát việc cung cấp tài sản thông qua việc đúc và đốt.

Chính sách minting được xác định bởi những người dùng muốn có tài sản mới. Ví dụ: người dùng có thể chỉ muốn cho phép mình đào thêm bất kỳ loại token nào. Điều này sẽ được quy định trong các điều khoản.

Quy tắc đúc tiền có thể được thể hiện:

Là bộ quy tắc rất cơ bản được tạo thành từ (AND và OR của):

  1. Một đặc điểm kỹ thuật về những chữ ký nào là cần thiết để cho phép đúc (ví dụ: đặc điểm kỹ thuật đa ký tự, trong đó không cần code).
  2. Đặc điểm kỹ thuật về việc script có thể bắt đầu chi tiêu từ slot nào (ví dụ: sau slot 15 và trước slot 20) với tập lệnh Plutus Core.

Node kiểm tra việc tuân thủ các chính sách minting tại thời điểm xử lý giao dịch, bằng cách chạy code hoặc kiểm tra các chữ ký có liên quan. Các giao dịch phải tuân thủ tất cả các chính sách minting của tất cả các tài sản mà giao dịch đang cố gắng đúc.

Những điểm quan trọng về chính sách và tài sản minting

  • Tất cả các tài sản nhất thiết phải có chính sách minting. Ví dụ, chính sách minting của ada là &ada mới không thể được đúc&.
  • Token được liên kết (ví dụ: dưới phạm vi) chính xác với một chính sách minting.
  • Một chính sách duy nhất chỉ định cả điều kiện đúc và đốt của token trong phạm vi đó. Sự tuân thủ của nó được kiểm tra cả tại thời điểm đúc cũng như đốt.
  • Tài sản không bao giờ được thay đổi bởi chính sách minting liên kết của nó. Liên kết này là vĩnh viễn. Nói cách khác, các token hiện tại không thể được liên kết với một chính sách mới. Tuy nhiên, người dùng có thể mua lại và đốt tất cả các token hiện có và đúc các token mới, với chính sách minting mới. Lưu ý rằng đây là một tính năng, không phải là bị lỗi!
  • Nếu một tài sản hiện có trên sổ cái được xác định phạm vi theo một chính sách cụ thể, thì tài sản đó được đảm bảo rằng nó được tạo ra ban đầu theo chính sách đó.
  • Trừ khi các token của một chính sách nhất định đang được đúc trong một giao dịch, chính sách thực tế không liên quan. Nó chỉ được sử dụng như một định danh của tài sản.
  • Các tài sản liên quan đến các chính sách minting khác nhau không bao giờ được thay thế cho nhau. Chúng có thể được giao dịch giống như cách người ta có thể sử dụng USD để mua CAD: số lượng CAD bạn có thể mua với một lượng USD cố định phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái (exchange rate) của nơi bạn thực hiện giao dịch.

Sự liên kết giữa tài sản và chính sách minting của nó

Mối liên kết giữa tài sản và chính sách minting không đổi vì lý do an toàn: tính năng này bảo vệ người dùng và hệ thống khỏi các code được đúc bất hợp pháp.

Nếu chính sách minting của một token thay đổi, nó không thực sự là cùng một token nữa và giá trị của nó không thể được so sánh với giá trị của token ban đầu. Kế hoạch liên kết chính sách tài sản không đổi này là một phần không thể thiếu để xác định các chính sách đảm bảo cao. Việc nới lỏng nhận dạng này sẽ mở sơ đồ MA dẫn đến các cuộc tấn công khác nhau. Việc có một liên kết lâu dài giữa các chính sách này cho phép chúng tôi đảm bảo rằng mọi token đều được khai thác theo chính sách minting của nó, chứ không phải bất kỳ chính sách nào khác mà nó có thể đã được liên kết trước đó.

Lưu ý rằng điều này có vẻ không hạn chế. Song song với chính sách tiền tệ lỏng lẻo của Hoa Kỳ, chúng ta có thể nói rằng chính sách này là &chính phủ và luật pháp đặt ra chính sách&, và đây là một chính sách yêu cầu tra cứu các luật hiện hành (bản thân nó có thể thay đổi) và chỉ khi việc khai thác tuân thủ đối với họ.

Ví dụ về chính sách minting

  • Chính sách single-issuer
  • Chính sách mint có thời gian
  • Chính sách mint một lần

Lưu ý: Có nhiều loại chính sách minting khác.

Chính sách single-issuer

Chính sách minting của một single-issuer (đơn vị phát hành) chỉ định rằng chỉ cá nhân nắm giữ từ khoá bí mật mới được phép đúc các token của nhóm tài sản cụ thể. Ví dụ: tập hợp các từ khóa được chỉ định trong chính sách minting phải ký vào giao dịch.

Ví dụ về một nhóm tài sản sẽ sử dụng một chính sách single-issuer sẽ là các token đại diện cho thẻ bóng chày. Công ty sản xuất thẻ của người sưu tập hợp pháp sẽ xuất bản các khóa theo yêu cầu của kịch bản đúc tiền để đúc thẻ bóng chày mới. Điều này có nghĩa là không có các token thẻ bóng chày mới nào có thể được đúc mà không có chữ ký của công ty. Loại chính sách này có thể được thực hiện mà không cần hợp đồng thông minh Plutus.

Chính sách minting có khóa thời gian (khóa token)

Loại chính sách này có thể được sử dụng để chỉ định thời điểm có thể sử dụng các token từ một địa chỉ. Cụ thể,

  • chỉ trong hoặc sau một khoảng thời gian cụ thể
  • chỉ trước một khoảng thời gian cụ thể

Loại chính sách này thường không được sử dụng bởi chính nó. Thông thường, nó được kết hợp với chính sách đa chữ ký hoặc chính sách single issuer, ví dụ: Đầu ra có thể được sử dụng sau slot s và kí giao dịch bởi khóa k.

Loại chính sách này có thể được thực hiện mà không cần hợp đồng thông minh Plutus.

Chính sách minting một lần

Trong chính sách minting một lần, tập hợp đầy đủ các token của một nhóm tài sản nhất định được đúc bằng một giao dịch cụ thể. Điều này có nghĩa là sẽ không có thêm token nào trong nhóm tài sản cụ thể đó được đúc nữa. Loại chính sách này cần các hợp đồng thông minh của Plutus để được thực hiện.

Ví dụ: one-type mint policy sẽ hữu ích để tạo ticket token buổi hòa nhạc cho một buổi hòa nhạc cụ thể. Sức chứa của địa điểm đã được biết trước, vì vậy sẽ không cần phải cho phép thêm nhiều ticket được đào nữa.

Giao dịch minting (đúc tiền)

Để giới thiệu số lượng token mới trên sổ cái (minting) hoặc xóa token hiện có (burning), mỗi giao dịch có một trường đúc. Các giao dịch mà trường đúc không trống rỗng được gọi là giao dịch minting. Việc sử dụng trường này cần được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo rằng việc đúc và đốt token diễn ra theo chính sách minting của token.

Ngoài trường đúc, các giao dịch đúc tiền cũng phải thực hiện các chính sách minting cho các token mà họ đang minting, để các mã này có thể được kiểm tra trong quá trình xác thực.

Kết quả của việc xử lý một giao dịch đúc tiền là sổ cái sẽ chứa các tài sản được bao gồm trong phạm vi giao dịch, được bao gồm trong số dư của giao dịch: nếu phạm vi là số dương, thì đầu ra của giao dịch phải chứa nhiều tài sản hơn đầu vào cung cấp; nếu nó là số âm thì chúng phải chứa ít hơn.

Điều quan trọng là phải làm nổi bật rằng một giao dịch duy nhất có thể đúc ra các tokens được liên kết với nhiều chính sách đúc tiền riêng biệt. Ví dụ: (Policy1, SomeTokens) hoặc (Policy2, SomeOtherTokens)Ngoài ra, một giao dịch có thể đồng thời đúc một số token và đốt những mã khác.

Vòng đời của token gốc

Vòng đời của token gốc bao gồm năm giai đoạn chính:

  1. minting (đúc tiền)
  2. issuer (phát hành)
  3. Sử dụng
  4. Redeeming (mua lại)
  5. Burn (đốt)

Sơ đồ sau đây phác thảo sự tương tác giữa các thành phần hệ thống:

Native token lifecycle
Native token lifecycle

Mỗi giai đoạn hợp lý này liên quan đến các giao dịch trên Cardano blockchain, có thể phát sinh phí bằng ada. Các nhóm tác nhân chính là:

  • Người kiểm soát tài sản, người xác định chính sách cho loại tài sản và ủy quyền cho các tổ chức phát hành đúc/đốt token. Họ cũng có thể giữ quyền đồng ký đối với bất kỳ token nào được issuer/đốt.
  • Token issuer, những người đúc các mã token mới, giữ số token đang dự trữ, các token được phát hành cho chủ sở hữu và đốt các token khi chúng không còn được sử dụng.
  • Chủ sở hữu token, là những người giữ token, gửi chúng cho người dùng khác, sử dụng chúng để thanh toán và họ có thể đổi chúng với tổ chức phát hành khi họ đã sử dụng xong. Người sở hữu token có thể bao gồm người dùng bình thường, sàn giao dịch, v.v.

Vòng đời của token đa tài sản bắt đầu với việc tạo – minting của chúng, đề cập đến quá trình theo đó token mới được tạo bởi một hoặc nhiều tổ chức phát hành token theo kịch bản chính sách tiền tệ mà asset controller đã xác định. Các token mới thường sẽ được tạo để thực hiện các mục đích cụ thể. Ví dụ: token fungible có thể thay thế) hoặc non-fungible (không thể thay thế) (duy nhất) có thể được tạo để sử dụng cho các nhu cầu thanh toán, mua hoặc trao đổi cụ thể. Khi một token mới được đúc, tổng nguồn cung cấp token cho mã đó tăng lên, nhưng không có tác động đến nguồn cung cấp ada. Việc khai thác và chuyển chúng đến các địa chỉ mới có thể yêu cầu thanh toán một khoản tiền gửi ada, ví dụ: có thể so sánh tỷ lệ với số lượng token khác nhau được giữ.

Chủ sở hữu token sẽ giữ các token trong ví của họ, có thể chuyển chúng cho người dùng khác, giao dịch để lấy các mặt hàng có giá trị (bao gồm non-native token), v.v. theo đúng cách mà họ có thể sử dụng ada. Khi người dùng đã sử dụng xong token, họ có thể chọn đổi chúng. Điều này có nghĩa là các token được trả lại cho tổ chức phát hành (ví dụ: có thể đổi lại sản phẩm, dịch vụ hoặc một số đơn vị tiền tệ khác). Sau khi được đổi, các token sau đó có thể được cấp lại cho những người dùng khác nếu cần. Chủ sở hữu token sẽ cần phải duy trì một số ada trong ví của họ để thanh toán phí giao dịch.

Khi các token trở nên dư thừa, chúng có thể được đốt, nếu muốn, theo kịch bản chính sách tiền tệ cơ bản. Quá trình đốt phá hủy các token này (loại bỏ chúng khỏi lưu thông) và tổng nguồn cung cấp token giảm. Bất kỳ khoản tiền gửi nào sẽ được trả lại vào thời điểm này. Quá trình đốt cháy giống hệt nhau đối với các token có thể thay thế được (fungible) và không thể thay thế được (non-fungible).

Lưu ý: Vòng đời của token đa tài sản có khả năng cho phép các bên khác nhận và phát hành lại các token – chủ sở hữu token đóng vai trò là người phát hành lại các token. Điều này có thể được thực hiện để ví dụ: cho phép giao dịch trong nhiều loại tài sản, duy trì tính thanh khoản của một hoặc nhiều token (bằng cách hoạt động như một nhà môi giới) hoặc để loại bỏ nỗ lực/chi phí đúc token, phát hành hoặc bảo trì máy chủ metadata. Do đó, cả tổ chức phát hành lại và tổ chức phát hành đều có thể thu được lợi nhuận từ một giao dịch như vậy – loại bỏ chi phí và nỗ lực, duy trì sự tách biệt và tính toàn vẹn, đồng thời đưa giá trị vào lớp tài sản.